NHỮNG MẸO NHỎ THIẾT KẾ HỆ THỐNG AQUAPONICS
Vài
năm trở lại đây, thuỷ canh đang tạo thành cơn sốt từ nông thôn cho đến
thành thị. Những hệ thống trồng cây thuỷ canh không ngừng được phát
minh, đổi mới đưa vào sử dụng thực tiễn. Một trong số đó chính là
Aquaponics – hệ thống trồng rau sạch hữu cơ được nhiều người tin dùng.
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Aquaponics và những mẹo nhỏ thiết kế hệ thống Aquaponics thông qua bài viết sau nhé
Trong mô hình Aquaponics, rau và cá được kết hợp nuôi trồng trong một hệ thống tuần hoàn. Sau khi ăn, Cá tạo ra các chất thải, Vi khuẩn nitrite đảm nhiệm chuyển hoá chất thải trong bể thành chất dinh dưỡng hữu cơ phù hợp với nhu cầu của cây trồng. Thông qua cây trồng, nước được lọc sạch và lại trở về với bể cá.
Aquaponics là gì?
Aquaponics là sự kết hợp hoàn hảo giữa nuôi trồng thuỷ sản với nuôi trồng thuỷ canh. Có thể hiểu đây là mô hình khép kín, tận dụng cơ chế cộng sinh của rau và các để tạo nên Aquaponics.Trong mô hình Aquaponics, rau và cá được kết hợp nuôi trồng trong một hệ thống tuần hoàn. Sau khi ăn, Cá tạo ra các chất thải, Vi khuẩn nitrite đảm nhiệm chuyển hoá chất thải trong bể thành chất dinh dưỡng hữu cơ phù hợp với nhu cầu của cây trồng. Thông qua cây trồng, nước được lọc sạch và lại trở về với bể cá.
Cấu tạo của Aquaponics như thế nào?
Hệ thống Aquaponics có cấu tạo không hề phức tạp chút nào. Chỉ cần có:- Khay trồng rau làm từ vật liệu nhựa bền trong thời tiết ngoài trời
- Bể cá dung tích từ 500-700ml đảm bảo độ bền
- Phi điều tiết nước bằng nhựa nguyên sinh
- 2 Máy bơm chất lượng cao
- Máy sục oxy cho bể cá.
- Giá thể đất sét nung 1000 độ C
- Hệ thống lọc vi sinh đảm bảo bể nước sạch và an toàn
- Giàn leo bao phủ rau
- Vật tư thi công lắp ráp
Những mẹo nhỏ thiết kế hệ thống Aquaponics
Để thiết kế hệ thống Aquaponics cho nhà mình một cách nhanh chóng và tiện ích. Có những mẹo nhỏ được những người thành công với Aquaponics truyền lại như:1. Chọn chậu rau có kích thước hợp với hệ thống
Những chậu rau có kích thước phù hợp với toàn bộ quy mô hệ thống. Chậu rau quá lớn, khối lượng rau trồng nhiều trong khi bể cá vẫn nguyên kích thước cũ sẽ làm hệ thống mất cân bằng dẫn đến mất kiểm soát
Khi
chọn chậu rau cần phải nhớ chọn chậu tốt, có khả năng chống lại thời
tiền ngoài trời với nàng. Đồng thời, nên chú ý đến kích thước khi lớn
của rau.
2. Vị trí thích hợp
Khi thiết kế hệ thống Aquaponics cần phải lưu ý đến vị trí lắp đặt. Với nhu cầu sử dụng Aquaponics ngày một gia tăng, hệ thống rất được lòng những người dân ở thành thị. Khi quỹ đất chẳng còn lại nhiều thì người dân tận dụng khoảng không sân thượng để thiết kế Aquaponics.
Thiết kế lắp đặt Aquaponics cần phải chú ý đến giống rau, giống cá, khả năng thích nghi của chúng với ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,…3. Thiết kế theo hướng tự động hoá
Khi
lựa chọn thiết kế Aquaponics theo hướng tự động hoá, người sử dụng sẽ
tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức trong việc chăm sóc rau cá.
Với hệ thống Aquaponics có tự động hoá, chúng ta có thể chăm sóc, tưới
tiêu cho rau mà vẫn đảm bảo việc theo dõi quy trình sinh trưởng của rau
và cá. Đồng thời, Aquaponics còn giúp người dùng tiết kiệm được chi phí
nguyên vật liệu.
4. Chú trọng chức năng láng xả nước của hệ thống Aquaponics
Một
trong những vấn đề cơ bản nhất của nuôi trồng thuỷ canh chính là láng
xả nước. Với Aquaponics, hệ thống láng xả nước có quy mô nhỏ, tiết kiệm
diện tích, thông thường có tỉ lệ 1:1 với chậu rau. Đặc biệt, hệ thống
láng xả nước có tính năng tự động, chỉ cần cài đặt lệnh là hệ thống thực
hiện theo yêu cầu mà không cần người dùng phải canh chừng mỗi ngày.
Là
một hệ thống nuôi trồng thuỷ canh quy mô nhỏ, Aquaponics rất được lòng
người dân thành thị. Khoảng không gian hạn hẹp trong thành phố đã thôi
thúc nhiều hộ gia đình thiết kế hệ thống Aquaponics. Với những mẹo nhỏ trong thiết kế Aquaponics,
chúng tôi hi vọng bạn và gia đình có thể thiết kế được hệ thống hoàn
hảo, bền và chất lượng rốt. Từ đó để có thể cung cấp rau xanh cá sạch
cho từng bữa cơm và bảo vệ sức khoẻ của gia đình và bản thân.
Nhận xét
Đăng nhận xét